KIM SINH THUỶ TRONG PHONG THUỶ

KIM SINH THUỶ TRONG PHONG THUỶ

Việt Nam là một đất nước mang đậm văn hoá phương Đông, cũng là cái nôi tạo nên những nền văn hoá lớn, đặc biệt phong thuỷ đã trở thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. Phong thuỷ được người dân ứng dụng rất nhiều trong chọn ngày, trong xây dựng nhà cửa, trong việc lựa chọn các nhu cầu thiết yếu cho bản thân cũng như gia đình…Hiểu được điều này, Phong Thuỷ ATM sẽ đưa ra cho bạn một số thông tin liên quan đến ngũ hành, cụ thể chính là Kim sinh Thuỷ. Quy luật tương sinh, tương khắc của cặp ngũ hành này như thế nào, và Kim sinh Thuỷ là gì? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin sau đây nhé:

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH KIM

1. Đặc điểm của người mệnh Kim

Ngũ hành bao gồm 5 yếu tố cơ bản đó là “Kim- Thuỷ- Mộc- Hoả- Thổ”. Trong đó Kim là yếu tố thứ tư trong thuyết Ngũ Hành. Kim tượng trung cho kim loại  được nuôi dưỡng bởi đất trời, được thiên nhiên, khoáng vật đất đá tôi luyện và kết tinh mà thành. Kim đại diện cho thể rắn, cho sức mạnh và khả năng chứa đựng, và cũng là vật dẫn. Hành Kim cũng có thể chỉ về mùa thu, mùa của sự mát mẻ, ôn hoà nhưng cũng ẩn chứa nhiều sự thay đổi thất thường về thời tiết. Người mệnh Kim thường có tính cách rất mạnh mẽ, cương quyết, có đầu óc trong tổ chức, khả năng thích nghi nhanh với sự thay đổi. Tuy nhiên, người mệnh Kim vì quá mạnh mẽ nên đôi lúc trở thành độc đoán và cứng nhắc.

2. Những ngừơi mệnh Kim sinh năm nào?

Trong thuyết Ngũ hành, hành Kim gồm 6 ngũ hành nạp âm và những người mệnh Kim cũng chia theo các nạp âm này, mỗi nạp âm thể hiện đặc điểm tính cách và ý nghĩa khác nhau . Các bạn có thể tham khảo theo bảng dưới đây:

Hải Trung Kim( vàng trong biển): Giáp Tý(1924/1984); Ất Sửu (1925/1985)

Kiếm Phong Kim( kim đầu kiếm): Nhâm Thân (1932/1992); Quý Dậu (1933/1993)

Bạch Lạp Kim( kim chân đèn): Canh Thìn (1940/2000); Tân Tỵ (1941/2001)

Sa Trung Kim(vàng trong cát): Giáp Ngọ (1954/2014); Ất Mùi (1955/2015)

Kim Bạch Kim(kim mạ vàng, bạc): Nhâm Dần (1962/2022); Quý Mão (1963/2023)

Thoa Xuyến Kim(vàng trang sức): Canh Tuất (1970/2030); Tân Hợi (1971/2031)

3. Quan hệ tương sinh của mệnh Kim

Trong mối quan hệ tương sinh, cứ mỗi một hành lại có mối quan hệ với hai hành khác, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra được ví như quan hệ Mẫu -Tử. Ở đây chúng ta nói đến Thổ(Mẫu) sinh Kim( Tử) và Kim( Mẫu) sinh Thuỷ( Tử). Trong mối quan hệ này, các hành sẽ hoà hợp, bình đẳng, nuôi dưỡng thúc đấy và hỗ trợ nhau để cùng sinh trưởng và phát triển. Như vậy, xét trong mối quan hệ tương sinh thì người mệnh Kim hợp nhất với người mệnh Thổ và mệnh Thuỷ. Điều đặc biệt nữa là mệnh Kim cũng hợp với chính hành Kim.  

4. Quan hệ tương khắc của mệnh Kim

Đối lập với quan hệ tương sinh phía trên là quan hệ tương khắc- là mối quan hệ gây ức chế, cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, vạn vật không thể chỉ có tương sinh, cũng không thể chỉ có tương khắc, có sinh mà không có khắc thì vạn vật sẽ phát triển tới mức tự diệt vong, có khắc mà không có sinh thì không gì có thể tồn tại được.

Trong quan hệ tương khắc, mỗi hành cũng đều có quan hệ với hai hành khác được gọi là cái khắc nó và cái nó khắc được ví như hình ảnh Thắng- Thua để hình tượng hoá quan hệ này. Ở đây ta có Hoả( Thắng) khắc Kim( Thua) và Kim(Thắng) khắc Mộc(Thua). Như vậy, trong mối quan hệ tương khắc thì mệnh Kim khắc với mệnh Hoả và mệnh Mộc( ngoại trừ hai mệnh Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim thì không khắc với mệnh Hoả, ngược lại 2 mệnh này nếu không có Hoả thì không thành vật dụng).

TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI MỆNH THUỶ

1. Đặc điểm của mệnh Thuỷ

Trong 5 yếu tố cơ bản thì hành Thuỷ là yếu tố thứ 5 trong thuyết Ngũ hành. Hành Thuỷ là chỉ về nước nói chung, nước sông hồ, biển hay nước mưa, sương mù đều là thuỷ. Thuỷ có liên quan trực tiếp đến sự sống trên trái đất và có mặt ở khắp mọi nơi, Thuỷ còn chỉ về mùa đông với thời tiết lạnh giá.Thuỷ khi hiền hoà sẽ nuôi dưỡng, bảo vệ mọi thứ nhưng khi giận giữ, thuỷ có sức phá huỷ mạnh mẽ. Nước bình thường luôn nhẹ nhàng không hề gây hại nhưng trong những điều kiện đặc biệt, nước có sức mạnh phi thường, đây chính là đặc trưng cho Thuỷ. Người mệnh Thuỷ là người có khả năng ăn nói tốt, khéo léo, nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, luôn cởi mở thoải mái với mọi người, nhiệt huyết trong công việc, là những người mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên những người mệnh Thuỷ cũng rất nóng tính, nhiều lúc không thể kiềm chế được cảm xúc của bản thân.

2. Những người mệnh Thuỷ sinh năm nào?

Trong thuyết Ngũ hành, mệnh Thuỷ gồm 6 ngũ hành nạp âm tương ứng với các năm sinh:

Giản Hạ Thuỷ(Nước khe suối): Bính Tý(1936/1996); Đinh Sửu( 1937/1997)

Đại Khê Thuỷ(Nước suối lớn): Giáp Dần(1974/2034); Ất Mão(1975/2035)

Trường Lưu Thuỷ(Nước sông dài): Nhâm Thìn(1952/2012); Quý Tỵ(1953/2013)

Thiên Hà Thuỷ(Nước mưa): Bính Ngọ( 1966/2026); Đinh Mùi(1967/2027)

Tinh Tuyền Thuỷ(Nước trong giếng): Giáp Thân(1944/2004); Ất Dậu(1945/2005)

Đại Hải Thuỷ(Nước biển lớn): Nhâm Tuất(1982/2042); Quý Hợi(1983/2043)

3. Quan hệ tương sinh của mệnh Thuỷ

Mối quan hệ tương sinh là thuật ngữ được dùng để chỉ các mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, bổ trợ nhau cùng phát triển và vận động không ngừng. Nói cách khác,mối quan hệ tương sinh chính là thể hiện quá trình tăng trưởng và phát triển của mọi sự vật. Mỗi hành đều có mối quan hệ tương sinh với hai hành khác, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Theo quy luật ngũ hành có Kim sinh Thuỷ và Thuỷ sinh Mộc. Như vậy, xét trong mối quan hệ tương sinh thì người mệnh Thuỷ hợp nhất với người mệnh Kim và mệnh Mộc. Bên cạnh đó, người mệnh Thuỷ cũng hợp với chính mệnh Thuỷ.

4. Quan hệ tương khắc của mệnh Thủy

Trong quan hệ Ngũ hành, có tương sinh thì phải có tương khắc. Trái ngược với mối quan hệ tương sinh, mối quan hệ tương khắc là khái niệm dùng để chỉ sự ức chế, ngăn trở, làm các mối quan hệ không thể phát triển được. Trong mối quan hệ với hành Thuỷ thì Thổ khắc Thuỷ và Thuỷ khắc Hoả. Tức là Thổ chính là đất sẽ thấm hút hết nước; còn Thuỷ khắc Hoả ví như nước làm suy tàn, dập tắt lửa. Do vậy, trong mối quan hệ tương khắc thì mệnh Thuỷ khắc với mệnh Thổ và mệnh Hoả.

KIM SINH THUỶ LÀ GÌ?

Theo quy luật tương sinh mà chúng tôi phân tích ở trên thì Kim sinh ra Thuỷ. Mối quan hệ Kim sinh Thuỷ ngụ ý rằng kim loại khi được nóng chảy sẽ hoá thành chất lỏng-chính là Thuỷ.Dựa vào mối quan hệ tương sinh giữa Kim và Thuỷ thì các bạn có thể thấy được nguyên lý vận hành của ngũ hành là thành phần này được sinh ra từ thành phần kia, muốn có được Thuỷ thì phải có sự tồn tại của Kim. Hiểu rõ được sự tương sinh này, những người mệnh Kim và Thuỷ có thể ứng dụng rất tốt vào nhiều vấn đề trong cuộc sống ví như từ việc kinh doanh đến lựa chọn trang phục, phụ kiện, xây nhà dựng cửa…, giúp gia chủ luôn gặp suôn sẻ, may mắn, tài lộc và an khang.

TÌM HIỂU THÊM VỀ NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH, TƯƠNG KHẮC

Trong ngũ hành có mối quan hệ tương sinh, có mối quan hệ phản sinh, có mối quan hệ tương khắc, và phản khắc. Tất cả chúng đều có quan hệ biện chứng lẫn nhau, không thể tách rời, cũng không thể phủ nhận một yếu tố nào cả. Trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đó là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật trong âm dương ngũ hành.

1. Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc

           Tương Sinh

           Tương Khắc

Kim sinh Thuỷ

Thuỷ sinh Mộc

Môc sinh Hoả

Hoả sinh Thổ

Thổ sinh Kim

Kim khắc Mộc

Mộc khắc Thổ

Thổ khắc Thuỷ

Thuỷ khắc Hoả

Hoả khắc Kim

2. Ngũ hành là gì?

Theo triết học cổ đại, vạn vật trên trái đất đều được phát sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản đó là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, chúng được gọi là Ngũ Hành. Năm trạng thái Ngũ hành này đại diện cho 5 hiện tượng phổ biến trong tự nhiên:

Kim đại diện cho trời, chỉ các vật bằng kim loại vì thế có tính cứng rắn, thuần khiết, cương trực.

Mộc đại diện cho các loại cây cối tồn tại trong tự nhiên thể hiện sự phát triển, sinh sôi nảy nở, vươn lên mạnh mẽ.

Thuỷ là đại diện cho nước và khí lạnh toả ra thể hiện sự mênh mông, vận động uyển chuyển.

Hoả đại diện cho lửa và khí nóng toả ra, mang tính chất bốc lên cao, có thể đốt cháy vạn vật.

Thổ đại diện cho đất đá có mặt khắp mọi nơi trên trái đất mang ý nghĩa quan trọng là nuôi dưỡng vạn vật.

Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó luôn tồn tại mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng, động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.

3. Các mối quan hệ trong ngũ hành

Ngũ hành tương sinh:

Tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng, phát triển. Trong quy luật ngũ hành tương sinh bao gồm 2 phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra hay còn được ví như mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh trong âm dương ngũ hành là:

Kim sinh Thuỷ: Dưới tác động của nhiệt độ cao kim loại sẽ bị nóng chảy và tạo thành dung dịch ở thể lỏng

Mộc sinh Hoả: cây khô bị cháy sinh ra hoả, mộc là nguyên liệu đốt cho hoả

Thuỷ sinh Mộc: Nước cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cây cối phát triển

Hoả sinh Thổ: Hoả có khả năng đốt cháy vạn vật thành tro bụi, tro bụi sẽ vun đắp thành đất

Thổ sinh Kim: Kim loại là nguồn vật chất được hình thành từ sâu trong long đất

Ngũ hành tương khắc:

Nếu trên trái đất chỉ có quan hệ tương sinh thì vạn vật sẽ phát triển mạnh mẽ và đạt tới cực độ. Nếu điều này xảy ra sẽ vô cùng nguy hiểm gây mất cân đối trong tự nhiên chính vì vậy song song với mối quan hệ tương sinh đó là quan hệ tương khắc. Quan hệ tương khắc là sự khắc chế, cản trở nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển của sự vật. Trong ngũ hành, quan hệ tương khắc sẽ bao gồm 2 mối quan hệ đó là cái khắc nó và cái nó khắc cụ thể là:

Thuỷ khắc Hoả: Nước có khả năng dập tắt được lửa

Hoả khắc Kim: Lửa cháy to sẽ có tác dụng phá huỷ, làm nóng chảy kim loại

Kim khắc Mộc: Các kim loại có thể làm thành dao, kéo chặt cây cối

Mộc khắc Thổ: Cây cối, thảo dược hút chất dinh dưỡng từ đất khiến đất trở nên khô cằn

Thổ khắc Thuỷ: Đất có thể hút nước hoặc ngăn cản dòng chảy của

nước

Ngũ hành phản sinh:

Theo quy luật phát triển của vạn vật thì vai trò quan trọng của mối quan hệ tương sinh là sinh lợi nhưng nếu sinh quá nhiều đôi khi lại trở thành tai hại. Cái gì nhiều quá cũng không phải là tốt, thậm trí còn gây nguy hại, chính vì vậy mà quy luật phản sinh tồn tại, chúng được thể hiện trong ngũ hành như sau:

Thổ sinh Kim nhưng nếu Thổ quá lớn sẽ khiến Kim bị vùi lấp

Hoả tạo ra Thổ nhưng nếu Hoả quá lớn cũng có thể đốt cháy và biến thổ thành than

Mộc sinh ra Hoả nhưng nếu Mộc quá lớn có thể khiến Hoả gây hại

Thuỷ giúp Mộc phát triển nhưng nếu Thuỷ quá lớn có thể cuốn trôi Mộc

Kim sinh Thuỷ nhưng Kim nhiều quá có thể làm Thuỷ bị đục, tràn

Ngũ hành phản khắc:

Trong mối quan hệ tương khắc, khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn hại không có khả năng khắc hành khác nữa, đây gọi là quy luật phản khắc, nó được thể hiện như sau:

Kim khắc Mộc nhưng nếu Mộc quá cứng có thể làm Kim bị tổn hại

Mộc khắc Thổ nhưng nếu Thổ quá nhiều sẽ khiến Mộc bị suy yếu

Thổ khắc Thuỷ nhưng nếu Thuỷ quá lớn có thể làm Thổ bị cuốn trôi, sạt lở

Thuỷ khắc Hoả nhưng nếu Hoả quá lớn có thể làm Thuỷ bị cạn kiệt

Hoả khắc Kim nhưng nếu Kim quá lớn thì có thể khiến Hoả nhanh chóng bị dập tắt.

Như vậy, theo thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc, vạn vật để tồn tại và phát triển cần có sự cân bằng giữa các yếu tố tương sinh và tương khắc. Nếu nắm vững nguyên lý trong phong thuỷ ngũ hành các bạn có thể vận dụng trong đời sống để mang lại nhiều tài lộc, phát triển bền vững và lâu dài trong mọi lĩnh vực.

Từ những thông tin được cung cấp ở trên bạn có thể hiểu rõ hơn mối quan hệ mật thiết của các yếu tố hình thành trong ngũ hành và hiểu được tại sao Kim sinh Thuỷ.

Bình luận

Nội dung *

Họ tên *

Email *

Bài viết mới nhất
Đăng ký tư vấn miễn phí
Đăng ký ngay

00

Ngày

:

00

Giờ

:

00

Phút

:

00

Giây

*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
Đăng ký ngay
FANPAGE